Social và Societal

Sự khác nhau giữa social societal là gì? Mặc dù hai từ này không khác nhau nhiều, nhưng nếu chỉ dùng social mà không để ý đến các dấu hiệu nhạy cảm của từ societal thì bạn có thể sẽ bị chỉ trích nặng nề.

Societal là một từ thay thế chuẩn cho social. Cả hai đều có nghĩa là “liên quan đến xã hội”, trong đó từ thứ hai được công nhận lần đầu tiên vào thời Trung Cổ.

Trong thời kỳ cận đại, từ này được dùng ngày càng nhiều để đề cập đến mối liên hệ giữa các cá nhân, và ít được dùng trong ngữ cảnh nói về các nhóm phức tạp trong phạm vi dân số loài người.

Societal xuất hiện vào nửa sau thế kỷ 19 với vai trò là một từ thay thế mang tính học thuật hơn và nghiêm trang hơn. Từ này hầu như được sử dụng theo cách như vậy và mặt khác còn bị xem là một cách dùng khoe khoang.

social networking
Social Network – Mạng Xã Hội phát triển rầm rộ trong suốt thập kỷ qua

Hiện nay, social có thể xuất hiện nhiều trong các cụm từ nói về cá nhân, không phải về nhóm, chẳng hạn như “social disposition” (tính tình dễ gần gũi), “social engagement” (sự được mời mọc ở các cuộc chiêu đãi) and “social life” (cuộc sống giao du với nhiều người).

Mặt khác, societal cũng được dùng trong các ngữ cảnh như “áp lực xã hội để thích nghi” dù cho từ social vẫn có cách dùng tương tự như vậy, chẳng hạn như “social institutions” (định chế xã hội) đề cập đến những truyền thống phổ biến, chứ không phải mang nghĩa là những nơi mà mọi người có thể đến vui chơi.

Những cụm từ hiện nay có chứa từ social bao gồm: “social climber” (kẻ thích bon chen trong xã hội) nói đến một người cố gắng vươn lên hoàn cảnh của mình trong xã hội; “social disease” (căn bệnh xã hội), một uyển ngữ cho “venereal disease” (một căn bệnh lây lan qua đường tình dục), hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác mà sự lây lan có liên quan đến các yếu tố kinh tế xã hội; và “social drinker” (người chỉ uống rượu khi có tiệc hoặc trong những dịp cần thiết), từ này mô tả một người thường xuyên uống bia rượu nhưng sự đam mê ưa thích của họ không bị xem là quá mức.

Tuy nhiên, cụm từ thường gặp nhất trong thập kỷ qua là “social network(ing)” (mạng xã hội), đây là trường hợp một thuật ngữ hữu ích thay đổi đáng tiếc vì một ý nghĩa bị giảm đi: Trong hầu hết các ngữ cảnh, social network là một trang web ảo của bạn bè, người quen, và đồng nghiệp hay các giao tiếp chuyên nghiệp được kích hoạt bằng sự đổi mới công nghê gần đây, đó được nhiều người xem là sự đóng góp vào việc mở mang một quan điểm còn nhiều thiển cận về sự tương tác và giao tiếp giữa các cá nhân hơn trước kia khi quan điểm này phổ biến trong quá khứ. (Bây giờ, điện thoại, điện tín, và các thiết bị tương tác khác đã từng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của họ cũng bị chế giễu như vậy vì làm suy yếu quy ước xã hội).

Các cụm từ khác thú vị hơn là “social Darwinsm”, tên đặt cho lý thuyết về một vài nhóm xã hội vượt trội về mặt sinh học hơn những nhóm khác, và “social engineering”, cụm từ này có hai nghĩa: sự tác động hay sự ảnh hưởng có quy mô lớn của xã hội, hoặc phương pháp lừa đảo để tập hợp các thông tin cá nhân bí mật.

Nguồn gốc của hai từ này là socius trong tiếng Latinh nghĩa là “kẻ đồng lõa”, đồng minh”, hay “đồng hành”. Các thuật ngữ khác cũng xuất phát từ thuật ngữ gốc này gồm có sociology (xã hội học), từ này có nghĩa chinh là “nghiên cứu về các khía cạnh của các nhóm đông người” – từ tương đương có thể áp dụng rộng rãi hơn của tâm lý học, vốn tập trung vào cách hành xử của các cá nhân – và thuật ngữ khác là socialite (người có vai vế trong xã hội), một từ có ý nghĩa khá xấu nói đến một người có địa vị nổi bật trong xã hội, thường là do có nhiều của cải. Trong khi đó, antisocial (phản xã hội) biểu thị hành vi chống đối hoặc căm ghét xã hội, và asocial (phi xã hội) nói đến một người nào đó né tránh việc tham gia vào xã hội.

Socialism (chủ nghĩa xã hội, chính sách dựa trên chủ nghĩa xã hội) là một thuật ngữ được đặt ra vào giữa thế kỷ XIX để nói đến việc ganh đua những ý tưởng về sự cai trị, thường tương đương vế ý nghĩa và thường bị nhầm lẫn với những người theo chủ nghĩa cộng sản, trong đó nhà nước kiểm soát sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ.

Một thuật ngữ khác có liên quan là association (sự giao thiệp), đề cập đến mạng lưới các mối quan hệ. Điều thú vị là, thuật ngữ này là nguồn gốc của một từ dùng cho môn thể thao phổ biến trên toàn thế giới được biết đến ở hầu hết các nước như bóng đá (hay phiên ngữ như fussball hoặc futbol) nhưng ở Mỹ, người ta gọi là soccer: Ban đầu, trò chơi này được đặt tên là “association football” (môn bóng đá) để phân biệt với bóng bầu dục (bây giờ người ta thường gọi đơn giản là rugby [bóng bầu dục]). Cách sử dụng tiếng lóng đã rút gọn thuật ngữ này thành assoc và sau này là soccer.

Social: http://img.tfd.com/m/sound.swf http://img.tfd.com/m/sound.swf

Societal (so·ci·e·tal): http://img.tfd.com/m/sound.swf http://img.tfd.com/m/sound.swf http://img.tfd.com/m/sound.swf