Proverb và Adage

Tiếng Anh có hàng tá danh từ mang nghĩa “những câu tục ngữ ngắn tóm lược chân lý hay sự từng trải của thế hệ trước”. Proverbadage là hai trong số các danh từ đó.

Proverb: một câu tục ngữ ngắn, truyền thống và súc tích; một câu ngắn gọn, mang hình thức ẩn dụ hay lặp âm đầu điển hình, nêu lên một chân lý hay một lời khuyên chung; một câu ngạn ngữ.

Adage: một câu tục ngữ hay câu trình bày ngắn gọn diễn tả một chân lý chung.

Các nhà phân tích đã cố gắng phân biệt sự khác nhau giữ proverb adage, nhưng trong cách dùng thông thường, hai từ này có thể thay thế cho nhau. Từ adage có lẽ thâm thúy hơn proverb nhiều.

Một câu nói trở thành một proverb (tục ngữ) hay adage (ngạn ngữ) bởi được lặp đi lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó cụm từ “old adage” (ngạn ngữ cổ) thường được bình phẩm là không cần thiết, nhưng vẫn được dùng rất phổ biến:

“According to the famous old adage, all roads lead to Rome.”

Theo câu ngạn ngữ nổi tiếng, “mọi con đường đều dẫn đến thành Rome.”

“Remember the old adage, A picture’s worth a thousand words?”

Có nhớ câu tục ngữ cổ “trăm nghe không bằng một thấy” không?

He said “President Reagan’s old adage about ‘trust but verify’ … is in need of an update.”

Anh ta nói rằng: “Câu ngạn ngữ trước kia của Tổng thống Reagan về sự đề cao cảnh giác, tin tưởng nhưng vẫn phải kiểm chứng cần được sửa đổi cho phù hợp.”

I confirmed with Brenda that what she is trying to convey to her students is the old writing adage “show, don’t tell.”

Tôi thừa nhận với Brenda rằng những gì cô ấy đang cố gắng truyền tải cho sinh viên là nguyên tắc viết bài sử dụng kỹ năng “thể hiện” một nội dung rõ ràng, để người đọc tự đánh giá và kết luận chứ không“nói” để mô tả vấn đề.

Với câu trích dẫn cuối cùng từ chính Grammar Girl (tức Mignon Fogarty), tôi sẽ không vội vàng bình phẩm.

Chúng ta có thể tìm thấy nhiều danh sách các câu tục ngữ và ngạn ngữ trên mạng, nhưng những người biên soạn không phải lúc nào cũng phân biệt được những câu tục ngữ thật sự và những câu trích dẫn từ lời bài hát và tác phẩm văn học.

Ví dụ:

“All you need is love” (Beatle song, 1967)

“Tất cả những gì em cần là tình yêu” (bài hát của ban nhạc Beatle năm 1967)

‘Tis better to have loved and lost/Than never to have loved at all. (Tennyson, In Memoriam, 1850)

Thà yêu rồi mất mát còn hơn chẳng yêu ai bao giờ. (Bài thơ “In Memoriam”, tác giả Tennyson, năm 1850)

“The female of the species is more deadly than the male.” (Kipling, “The Female of the Species,” 1911.)

“Giống cái phải hy sinh nhiều hơn giống đực.” (Bài thơ “The female of the Species, tác giả Kipling, năm 1911)

Nhiều tục ngữ được diễn đạt như lời khuyên:

Don’t cross the bridge till you come to it.

Chuyện gì đến sẽ đến.

Don’t put all your eggs in one basket.

Đừng bỏ hết trứng vào một rổ, tức hãy chia đều nguy cơ ra nhiều nơi để giảm thiểu rủi ro.

Don’t rock the boat.

Đừng nói hoặc làm điều gì đó gây khó chịu cho người khác.

Let sleeping dogs lie.

Đừng gợi lại những chuyện không hay.

Never let the sun go down on your anger.

Nguôi cơn giận càng sớm càng tốt.

Never tell tales out of school.

Đừng vạch áo cho người xem lưng.

Waste not want not.

Không phung phí thì không túng thiếu.

Gần đây, do một số vấn đề làm cho những người tranh luận lâm vào tình huống khó hiểu và bối rối, vì thế chúng ta thấy rằng việc sử dụng tục ngữ dường như đã giảm đi.

Nghe phát âm:

Proverd (prov·erb): http://img.tfd.com/m/sound.swf http://img.tfd.com/m/sound.swf http://img.tfd.com/m/sound.swf

Adage (ad-age): http://img.tfd.com/m/sound.swf http://img.tfd.com/m/sound.swf http://img.tfd.com/m/sound.swf

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *